Chung tay đẩy lùi dịch bệnh COVID-19

Được xây dựng cùng lúc với chùa Phật Ngọc, Đại Hoàng Cung là vương thất chính thức từ 1782 – 1946, và vua Chulalongkorn (Rama V) là quốc vương cuối cùng sống ở đây. Ngày nay, hoàng tộc ngụ tại cung Chitrlada.

Trong lịch sử của cung điện, nhiều công trình đã bị sửa đổi. Trong quần thể này có vài tòa nhà chính phủ hoạt động như Bộ Tài chính nhưng hầu hết các tòa nhà khác không được dùng. Các triều nghi quan trọng vẫn được cử hành tại Điện Dusit và Điện Amarin Winichai.

Điện Dusit

Điện hình chữ nhật này khởi thủy được xây dựng năm 1784 phỏng theo một trong những kiến trúc nguy nga nhất thời kì Ayutthaya, Sanphet Maha Prasat. Năm năm sau, ngôi điện bị sét đánh và được xây dựng lại với quy mô nhỏ hơn. Với tháp chóp nhiều tầng trang trí lộng lẫy, bên trong điện là một kiệt tác mĩ thuật Thái Lan: ngai vàng bằng gỗ tếch và khảm xà cừ của Rama I. Điện Dusit được dùng để cử hành các dịp kỉ niệm lễ đăng quang.

Điện Aphonphimok

Vua Mongkut (Rama IV) xây dựng kiến trúc nhỏ bằng gỗ này để làm phòng thay hoàng bào khi thiết triều tại điện Dusit. Nhà vua sẽ ngồi kiệu đến bậc thềm đầu tiên cao ngang vai của điện. Vào trong, ông sẽ thay trang phục phù hợp với dịp lễ. Cấu trúc đơn giản cùng sự trang trí công phu của gian điện đã khiến nó trở thành một công trình được coi như là một nét son của kiến trúc Thái.

Điện Chakri

Còn được gọi là Điện Đại Hoàng Cung, điện Chakri được xây dựng theo phong cách Tân Cổ điển bởi kiến trúc sư người Anh John Chinitz. Tầng cao nhất của chính điện lưu giữ tro cốt của hoàng tộc, và tầng trệt – tầng duy nhất mở cửa cho công chúng – là điện triều kiến chính, nơi vua tiếp các đại sứ và chiêu đãi quốc vương các nước.

Nội Cung

Đằng sau một cổng vào bên trái điện Chakri là lối vào Nội Cung, vồn không mở cho công chúng. Trước thời vua Rama VII, Nội Cung là nơi ở của nữ giới trong hoàng tộc. Các hoàng thân nam đến tuổi dậy thì phải rời khỏi cung điện này và vua là nam nhân duy nhất sống ở đây. Nội Cung hoạt động như một tiểu kinh thành với chính quyền và luật pháp riêng, có cả ngục thất.

Đại Hoàng Cung mở cửa đón du khách từ 8h30 – 15h30 các ngày trong tuần. Giá vé là 500 bath ~ 360.000đ (giá vé này bao gồm cùng với vé tham quan chùa Phật Ngọc)

Các địa điểm du lịch nổi tiếng khác tại Bangkok

Đăng ký theo dõi
Thông báo cho tôi khi có
guest
0 Góp ý
Phản hồi liên quan
Xem tất cả bình luận

Cảm ơn bạn đã đánh giá địa điểm này!